Vợ đâu dám bỏ chồng

"Tai tiếng là một, con cái là 2 và gia đình nội ngoại là 3, các bà ấy còn sống vì những cái đó nữa, nên không dễ dàng bỏ chồng đâu!”.

Thấy Chiến (Hà Đông, Hà Nội) mặc dù đang có con nhỏ nhưng bản thân vẫn nhàn nhã, có rất nhiều thời gian rảnh rang đi bù khú với bạn bè, nhiều người thắc mắc lắm. Chiến luôn đáp lại bằng điệu cười phớ lớ: “Vợ đẻ chứ có phải trời sập đâu mà không ăn chơi?”. “Thế không sợ vợ cằn nhằn à?” - mọi người lại tiếp tục truy vấn.

Lúc này Chiến mới thấp giọng phân bua: “Cằn nhằn thì sao mà tránh được! Nhưng đó là bệnh chung của các bà vợ rồi, chồng tệ bị cằn nhằn đã đành, chồng tốt cũng bị cằn nhằn như thường! Đằng nào cũng thế, thôi tôi làm chồng chưa tốt cho sướng cái thân! Thoải mái chơi bời, nhậu nhẹt, mỗi tháng quẳng cho vợ ít tiền lương, thế là được!”.

“Lúc tán mới cần nhiệt tình quan tâm, săn đón chứ giờ lấy về rồi là xong, giấy kết hôn kí rồi, còn chạy đâu được nữa! Hơn nữa, phụ nữ Việt Nam bao đời nay được cái có đức tính hy sinh, nhẫn nhịn, quên mình vì chồng con. Vì thế, chỉ cần còn chịu đựng và hy vọng cải tạo được là các bà ấy sẽ không bỏ chồng đâu. Tai tiếng là một, con cái là 2 và gia đình nội ngoại là 3, các bà ấy còn sống vì những cái đó nữa, nên không dễ dàng bỏ chồng đâu!” - Chiến tiếp lời.

Sau cùng, anh ta chốt lại: “Mình cứ không làm gì quá đáng, không cặp bồ ngang nhiên rồi về đánh vợ chửi con, không nhậu nhẹt bê tha, không cờ bạc tới mức sạt nghiệp, không vũ phu đánh vợ là được! Đầy lão đánh vợ như cặp chả hay đi gái như cơm bữa ấy thế mà vợ vẫn phải nghĩ cách ‘lạt mềm buộc chặt’ đấy thôi! Thế nên, mình thế này vẫn còn là tốt chán! Vợ nào dám bỏ!”.

Trong khi Chiến phởn phơ và đắc chí với mớ lí luận và sự vô tâm đến vô trách nhiệm của mình thì Nga - vợ anh vừa tự mình chăm con nhỏ, làm việc nhà và đủ thứ trách nhiệm đổ lên đầu. 
 
Anh chẳng biết rằng, tình yêu cô dành cho anh đã hết cạn, thay vào đó là sự chán chường và mệt mỏi. Đã bao lần cô tự hỏi: “Không biết mình lấy chồng để làm gì? Chả lẽ là để kiếm đứa con cho danh chính ngôn thuận? Nếu vậy thì có lẽ đã đến lúc chẳng cần một người chồng ‘có cũng như không’ nữa rồi …”.
'Vợ nào vợ dám bỏ chồng!' 1
Trong khi Chiến phởn phơ và đắc chí với mớ lí luận và sự vô tâm đến vô trách nhiệm của mình thì Nga – vợ anh vừa tự mình chăm con nhỏ, làm việc nhà và đủ thứ trách nhiệm đổ lên đầu (Ảnh minh họa).

Chị Loan (Quận 5, TP HCM) cái gì cũng tốt: năng nổ, giỏi giang ở công ty, đảm đang, khéo léo trong gia đình, biết đối nhân xử thế nên ai cũng quý mến. Chị chỉ có mỗi một tội, đó là tội… kém sắc.

Hồi yêu nhau, anh Đoàn - chồng chị cũng lăn tăn vụ này lắm, nhất là mỗi khi đưa chị đến giới thiệu với hội bạn, thằng nào cũng ỉ ôi chê bai. Nhưng mẹ anh lại đặc biệt quý chị và anh cũng thấy chị quá ư là tốt để làm một người vợ người mẹ, thế là anh vẫn quyết tâm cưới chị, mặc lời dèm pha.

Nhưng khi đã là "của mình" rồi, nắm chắc trong tay rồi, anh dần dần càng nảy sinh tâm trạng chán ngán mỗi khi nhìn thấy vợ. Những lời bàn tán kiểu như: “Ôi, sao thằng Đoàn đẹp trai, phong độ thế mà lại lấy vợ xấu thế nhỉ? Hay là nhà vợ nó giầu?” liên tiếp bay vào tai anh, mài mòn dần ý chí của anh khiến anh càng thêm chán vợ. Đi đâu, thấy bạn bè dắt vợ theo, cô nào cũng xinh đẹp ngát hương, anh càng tủi cho phận mình.

Anh sẽ không bỏ vợ, vì suy cho cùng thì chị Loan cũng chẳng có lỗi gì cả. Nhưng chán thì vẫn chán! Mỗi tháng quẳng cho chị ít tiền lương coi như hết trách nhiệm, bản thân thoải mái la cà nhậu nhẹt cùng bạn bè, về nhà anh cũng tự coi mình là ông tướng, còn trách nhiệm lo cho gia đình nghiễm nhiên thuộc về vợ xấu là chị Loan!

Quá đáng hơn, anh còn theo đuôi mấy chàng độc thân trong công ty đi tán tỉnh các em trẻ trung xinh tươi. Của đáng tội, anh Đoàn cũng chưa có gan ngoại tình nhưng khi vợ nhắc khéo thì anh biện minh: “Cả thời tuổi trẻ của tôi, tôi dành hết cho cô rồi. Giờ lấy vợ, cô lại cùm chân tôi nữa thì hóa ra cả đời tôi chỉ biết đến gái xấu thôi à? Với lại, tôi có ngoại tình đâu, gọi là đi chơi, café cà pháo ngửi hương ngửi hoa cho biết cảm giác đi với gái đẹp thôi mà, làm gì mà cô ầm ĩ lên thế!”.

Khi chị nói chuyện nghiêm túc và gay gắt hơn thì anh cũng lớn tiếng: “Tôi làm gì sai nào? Cờ bạc không, nhậu nhẹt thì đã có bạn là phải có nhậu, gái gú cũng không, còn chuyện à ơi vớ vẩn thì đàn ông sao tránh được! Sao cô không nhìn lại xem mình là ai, cô xấu thế tôi cưới cho là may, lại còn đòi hỏi nữa à?”.

“Đàn ông ấy mà, chúng nó lấy vợ đẹp, sau khi cưới không tệ hơn là may, chả ai tốt hơn lúc yêu đâu. Đằng này, mình lấy vợ xấu đã là chịu thiệt thòi thì sao phải tốt làm gì cho cực cái thân chứ? Cứ tà tà thế này cho sướng, không làm gì quá đáng thì thách vợ dám bỏ. Phụ nữ sống đâu phải vì mỗi tình yêu của chồng!” - Anh còn tự nghĩ thầm.

Anh đã đúng khi nghĩ chẳng người phụ nữ nào bỏ chồng vì sự vô tâm, vài bữa nhậu nhẹt hay chuyện các anh tán tỉnh gái bên ngoài. Vì phụ nữ, ngoài tình yêu dành cho chồng, họ còn sống vì con cái và gia đình 2 bên nội ngoại.

Nhưng anh cũng không hề biết rằng, trái tim của người phụ nữ rất dễ bị tổn thương. Những lời nói nhẫn tâm, những hành động mà anh cho là chẳng đáng gì ấy qua năm tháng đã mài mòn tình yêu của chị dành cho anh. Và dần dà, dường như chị đã chẳng còn cần anh nữa!

Một ngày, anh Đoàn bỗng nhận ra, thời gian gần đây anh đi đâu làm gì, về nhà giờ nào chị cũng chẳng hỏi han gì nữa, anh về muộn cũng không chờ cơm. 
 

Vợ anh và 2 con thường xuyên đi chơi, thậm chí đi du lịch xa mà chẳng rủ anh. Nhiều lần về nhà, nhìn 3 mẹ con vui đùa, rủ rỉ với nhau những chuyện anh chẳng hề biết rồi phá lên cười vui vẻ, cảm giác lạc lõng bỗng trào dâng trong lòng anh. Anh giật mình hoảng hốt: Mình đã mất vợ và con, mất gia đình theo một nghĩa nào đó rồi! Phải giữ họ lại ngay thôi, không thì sẽ là quá muộn …
 
Tác giả bài viết: Tiên Tử 
Nguồn tin: Tri Thức Trẻ

Thông báo: Kênh truyền hình VTV4 phát chương trình Lễ sinh nhật CLB-VLC

Các bạn thành viên VLC cùng những người hâm mộ thân mến!

 

Đêm nay, thứ 3, 01.10.2013, Đài truyền hình VTV4 sẽ phát chương trình tổ chức Lễ sinh nhật lần thứ 7 đã được tổ chức thành công tốt đẹp hôm 29.9.2013 trên sân vận động Zachert-Str. - Berlin-Lichtenberg; cũng như buổi lễ liên hoan tại hội trường La Cafeteria sau đó.

 

Thời gian phát sóng trên VTV4: 0.00 giờ (Đêm 01.10, sáng 02.10.2013) 

Thông báo bổ sung cho ngày Lễ SN FC-VLC, 29.9.2013-15 giờ

Gửi các bạn Thành viên,

 

nhân dịp kỷ niệm lần thứ 7 ngày thành lập CLB bóng đá Vui là Chính- Berlin.

Ban lãnh đạo trân trọng kính mời các bạn thành viên cùng gia đình đến dự. Lễ Sinh nhật bắt đầu lúc 15 giờ, ngày Chủ nhật, 29.09.2013 tại đường Schottstr.6, 10365 Berlin.

 

Trước đó sẽ có trận thi đấu giao hữu bóng đá giữa đội chủ nhà và liên quân Dresden- Chemnitz- Zwiskau được tổ chức lúc 11 giờ trên sân vận động Friedrichfelder,  Zachetstr.30-50, 10365 Berlin.

Để trận đấu được tổ chức theo như lịch trình, đề nghị anh em thành viên có mặt lúc 10 giờ.

Trận đấu sẽ được tổ chức trên sân thảm nhân tạo, 40 Phút x 2 Hiệp, đội hình 11 người. Sau 2 Hiệp chính thức, nếu còn thời gian sẽ tiếp tục hiệp thứ 3.

 

Tất cả anh  em thành viên sẽ phải thi đấu ít nhất mỗi người 40 Phút.

Để xứng đáng với tầm vóc FC VLC- Berlin,  nhóm Lễ phục của đội đã đặt may gấp 1 bộ Thi đấu Trắng- Đỏ - Đỏ để phụ vụ trận giao hữu. Trang phục thi đấu đã được chuẩn bị sẵn sàng và đã đến tay người tiêu dùng.

 

Thay mặt Ban tổ chức

 

Đỗ Văn Phúc

 

Lưu ý: Thông báo này thay cho Giấy mời.

Ban tổ chức FC-VLC  thông báo gấp:

 

Các thành viên ai chưa đăng ký tên mình và những người đi cùng dự Lễ sinh nhật CLB VLC ngày 29.9.2013, 15 giờ tại Hội trường La Cafeteria, Schottstr. 6 - 10365 Berlin, đề nghị đăng ký nhanh cho BTC, chậm nhất hết ngày 25.9.2013:

 

Anh Tiến kem: 01729885933 hoặc 03098335548 (10-19 giờ)

Anh Phúc:      01746428750

Email: vutien@live.de

 

Thay mặt BTC Lễ

FC-VLC-TV

Hé mở bí ẩn về cặp ngà voi ở Dinh Thống Nhất

Hé mở bí ẩn về cặp ngà voi ở Dinh Thống Nhất

 

Du khách thập phương đến đây tham quan Dinh Thống Nhất, TP.HCM và cả những người đang coi giữ đều chỉ biết cặp ngà voi này từng là bảo vật một thời của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Gần 40 năm sau ngày giải phóng, câu chuyện bí ẩn về hai chiếc ngà voi mới được hé mở qua lời kể của một người đã trực tiếp chỉ huy vụ giết voi lấy ngà.

Cặp ngà voi ở Dinh Thống Nhất
Cặp ngà voi ở Dinh Thống Nhất.

Cuộc tàn sát kinh hoàng

Theo người kể, cặp ngà voi được đặt trang trọng trong phòng tiếp khách của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu được coi là biểu tượng quyền lực cho đế chế tại vị của mình. Ngày nay, cặp ngà voi ấy không chỉ là hiện vật lịch sử gắn liền với cuộc chiến tranh ác liệt mà nó còn là vật chứng đẫm máu của vụ tàn sát 20 thổ dân vô tội trong khu rừng sâu ở hạ Lào để chiếm đoạt ngà voi.

Đầu năm 1971, tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn 54, Sư đoàn 1 bộ binh, đóng tại Thừa Thiên – Huế được lệnh tập kết tại Khe Sanh, qua vùng Lao Bảo và tiến sang đất Lào.

Trên đường tiến quân, trung đội đã gặp một đoàn khoảng 20 người dân tộc thiểu số trong đó toàn người già, phụ nữ và trẻ em. Nhóm người này đang đi ngược chiều về xuôi, theo sau là một đàn voi thồ hàng hóa cồng kềnh, trong số đó có con voi đang sở hữu một cặp ngà dài bóng mướt.

Trên lưng voi là một cái bành chứa rất nhiều đồ đạc, có lẽ đoàn người này đang có một chuyến đi dài ngày. Trong số hành trang trên lưng voi còn có một pho tượng nữ thần bằng đồng quý giá mà hiện vẫn chưa ai biết tung tích của nó kể từ khi vụ thảm sát xẩy ra.

Khi nhìn thấy con voi đi đầu có cặp ngà dài đến 1 mét, cao vút, láng bóng, viên sĩ quan chỉ huy trung đội đã nảy ra ý định phải có nó. Lập tức viên sĩ quan không ngần ngại đi đến và đề nghị được mua voi của nhóm người dân tộc này nhằm lấy cặp ngà.

Nhưng hắn không bao giờ biết, đồng bào dân tộc tôn sùng voi còn hơn cả báu vật. Họ xem voi là con vật linh thiêng, từ lâu đã gắn bó mật thiết với con người và voi cũng chính là một “con người” ruột thịt của họ.

Từ bao đời này, mặc dù cuộc sống thiếu ăn, thiếu mặc thì họ cũng không bao giờ nghĩ đến chuyện bán voi. Trước tình hình ấy, viên sĩ quan liền điện về trung tâm chỉ huy trưởng báo cáo và xin ý kiến của “Đại bàng” - mật danh của thiếu tá Thọ, tiểu đoàn trưởng, là bà con bên vợ của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu xin chỉ đạo.

“Đại bàng” không cần suy nghĩ, hắn ra lệnh không thương thảo được thì bắn bỏ hết, bằng mọi giá phải lấy được cặp ngà voi đem về cho hắn.

Sau khi nhận được lệnh từ thiếu tá Thọ, viên sĩ quan cố gắng thuyết phục đoàn người nhưng họ tiếp tục từ chối. Trước sự kiên quyết của những thổ dân, viên chỉ huy liền ra lệnh cho lính hạ thủ đoàn người. Sau khi bắn chết 20 thổ dân một cách dã man, chúng giết chết voi và lấy đi cặp ngà quý giá.

Cặp ngà voi và cuộc rượt đuổi trong rừng

Giết người, giết voi xong, trung đội lính cộng hòa tiếp tục hành quân nhưng hai ngày sau đó thì bất ngờ lọt vào vòng vây của bộ đội cách mạng.

Voi là biểu tượng bất khuất của một số đồng bào dân tộc
Voi là biểu tượng bất khuất của một số đồng bào dân tộc.

Trung đội cộng hòa bị đánh tan tành, bị cắt đứt đội hình và cô lập trên đồi cao. Rơi vào thế bị động, viên sĩ quan chỉ huy đang giữ cặp ngà voi hấp tấp điện về sở chỉ huy xin quân viện trợ để giải cứu trung đội.

Thiếu tá Thọ sợ cặp ngà voi quý bị bom đạn phá hủy trong quá trình chiến đấu nên chỉ âm thầm điều động một tiểu đoàn bộ binh lên núi yểm trợ. Sau một ngày giao tranh ác liệt với quân đội cách mạng, tiểu đoàn chi viện của thiếu tá Thọ cũng không thể dành thế chủ động để mở đường xuống núi.

Nhiều ngày trời ăn dầm nằm dề trốn chui trốn lủi trong rừng sâu, trận chiến đã khiến chúng phải đổi nhiều sinh mạng.

Sau khi thoát khỏi vòng vây về tới Huế, trung đội lính cộng hòa chưa còn đến một nửa. Những tên lính còn sống sót vẫn còn in hằn trên từng nét mặt nỗi hốt hoảng về trận đối đầu với bộ đội Cụ Hồ trong rừng cùng với đó là nỗi lo sợ và sự ám ảnh tội lỗi về vụ thảm sát những người dân vô tội chỉ vì cặp ngà voi.

Nhận được tin cháu vợ gặp lâm nguy, Nguyễn Văn Thiệu nóng lòng điện ngay cho Tư lệnh quân khu 1, vùng 1 phải đưa ra chiến lược cứu Thọ bằng mọi giá.

Lệnh cứu Thọ được ban ra một cách nhanh chóng. Ngay lập tức một trực thăng đặc biệt được điều động xuyên rừng đưa Thọ và một số sĩ quan khác rời trận địa. May mắn thoát chết, trung tá Thọ hoảng sợ muốn rời khỏi vùng hỏa tuyến và muốn tránh xa cặp ngà voi nhuốm máu đã mang đến cho ông ta bao nhiêu là tai họa.

Người ta kể lại, trong thời gian cất giữ cặp ngà voi, trung tá Thọ đã gặp phải không ít rủi ro thậm chí suýt phải bỏ mạng trong rừng sâu. Ông ta hoảng sợ khi nghĩ đến những oan hồn mà ông đã ra lệnh giết để chiếm ngà voi và xác của nhiều quân lính phải chiến đấu đến cùng để bảo vệ ngà voi đã nằm lại nơi rừng thiêng. Những ray rứt, hoảng loạn về tâm lý đeo bám ông ta trong suốt cuộc chiến khiến ông ta luôn sống trong sợ hãi, ông ta tìm mọi cách để được rời khỏi chiến trường ác liệt ấy.

Sau hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất hai miền Nam Bắc thành một đất nước Việt Nam thống nhất diễn ra tại dinh Độc Lập vào tháng 11/1975, để kỷ niệm, chính phủ lâm thời nước Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã quyết định đổi tên Dinh Độc Lập thành Hội trường Thống Nhất. Nơi này được đặc cách xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

Dinh được xây dựng trên diện tích 4.500 m², diện tích sử dụng 20.000 m², gồm 3 tầng chính, 1 sân thượng, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và một sân thượng cho máy bay trực thăng đáp xuống.

Hơn 100 căn phòng của Dinh được trang trí theo phong cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. Dinh cao 26m, tọa lạc trong khuôn viên rộng 12 ha.

Bên ngoài hàng rào phía trước và phía sau Dinh là 2 công viên cây xanh. Giữa những năm 1960, đây là công trình có quy mô lớn nhất miền Nam và có chi phí xây dựng cao nhất (150.000 lượng vàng).

 

 
Tác giả bài viết: Lý Thanh 
Nguồn tin: Báo Pháp Luật Việt Nam

Mời các bạn bấm vào Link dưới để đọc tác phẩm "Giải thưởng Nobel bị đánh rơi":